Munro Leaf
Munro Leaf, tên đầy đủ là Wilbur Monroe Leaf(1905 - 1976), là một tác giả văn học thiếu nhi người Mỹ. Ông đã viết và minh họa gần 40 cuốn sách trong suốt 40 năm sự nghiệp của mình. Ông nổi tiếng với Câu chuyện về Ferdinand (1936)- một tác phẩm kinh điển dành cho trẻ em được ông sáng tác trên tập giấy màu vàng độ dài tiêu chuẩn trong vòng chưa đầy một giờ. Cuốn sách đã tạo nên một câu chuyện có tính tranh cãi quốc tế. [i]
Munroe Wilbur Leaf chào đời ngày 4 tháng 12 năm 1905, tại quê nhà Hamilton, Maryland. Cậu bé Munroe là con trai thứ của bố Charles và mẹ Emma. Cậu bé có một chị gái, chị Elizabeth. Năm Leaf lên năm, 1910, cậu theo bố mẹ đến sinh sống tại Washington, D.C. nơi bố Charles nhận được chân thợ nhà in tại Văn phòng In ấn Chính phủ.
Leaf tốt nghiệp Đại học Maryland năm 1927, nơi chàng trai vừa chơi bóng vừa làm thủ quỹ. Sau đó, Leaf lấy bằng Thạc sĩ Văn học Anh tại Đại học Harvard vào năm 1931. Một trong những kí ức lãng mạn nhất trong đời ông là tuần trăng mật tới châu Âu cùng với vợ là Margaret Pope. [ii]
Sau khi nhận bằng B.A. từ Đại học Maryland và MA từ Đại học Harvard, Leaf lần đầu tiên làm giáo viên tiếng Anhtại trường Belmont Hill vào năm 1929. Sau đó ông chuyển đến Thành phố New York cùng với vợ vào năm 1932. Công việc đầu tiên của ông ở thành phố này là người đọc bản thảo tại Bobbs-Merrill, nhưng cũng trong năm đó ông đã chuyển đến FA Stokes Company, nơi ông là biên tập viên, sau đó ông rời đi, trở thành nhà văn toàn thời gian vào năm 1939.[iii]
Leaf từng nhận xét, "Ngay từ đầu trong sự nghiệp sáng tác của mình, tôi đã nhận ra rằng nếu ai đó tìm thấy một sự thật nào đó đáng nói, thì họ nên nói với những người trẻ tuổi, theo cách mà họcó thể hiểu được."[iv]
Cuốn sách đầu tay của Leaf, Grammar Can Be Fun, là cuốn đầu tiên trong bộ sách dài “Can Be Fun” do Leaf viết và minh họa. Nó được xuất bản năm 1934. Cùng năm đó, Leaf xuất bản Lo, the Poor Indian dưới bút danh Mun.[v] Thế nhưng cuốn sách nổi tiếng nhất của Leaf là Câu chuyện về Ferdinand xuất bản năm 1936 và được minh họa bởi người bạn Robert Lawson.
Ông đã viết Câu chuyện về Ferdinand cho bạn mình, họa sĩ Robert Lawson vẽ minh họa. Câu chuyện kể về một chú bò tót hiền lành ở một vùng quê Tây Ban Nha thích ngửi hoa hơn đấu bò. Cuốn sách đã gây ra tranh cãi đáng kể vì chú bò Ferdinand đã được một số người coi là biểu tượng của chủ nghĩa hòa bình. Cuốn sách bị chính quyền phát xít Tây Ban Nha cấm đọc và bị chính quyền phát xít Đức đốt, thế nhưng ở Ấn Độ, cuốn sách được Ghandi coi đó là cuốn sách yêu thích của ông. Ngay cả ngày nay, Ferdinand vẫn tiếp tục thu hút trẻ em trên khắp thế giới. Cuốn sách đã có hơn 60 bản dịch ở nhiều nước khác nhau, và chưa bao giờ cạn bản in. Câu chuyện đã được Hãng phim Walt Disney chuyển thể thành phim và và đã giành được Giải thưởng Viện hàn lâm năm 1938.[vi]
Lần hợp tác thứ hai giữa Leaf và Lawson, là Wee Gillis, kể về một cậu bé sống ở Scotland giữa gia đình cha cậu ở Cao nguyên và mẹ cậu ở Vùng đất thấp, cậu đã sống giữa hai quê hương của bố và của mẹ, cố gắng học hỏi và dung hòa giữa những điều rất khác biệt. Cuốn sách được giải thưởng Caldecott Honor Book 1939cho tác giả của cuốn sách tranh dành cho trẻ em xuất sắc nhất năm.[vii]
Mặc dù được biết đến nhiều nhất nhờ những lần hợp tác với họa Lawson, nhưng Leaf vẫn là một họa sĩ minh họa xuất sắc với cách vẽ mà Leaf gọi là “những hình vẽ người que”. Ông thừa nhận rằng “Tôi không thể vẽ và tôi chưa bao giờ nói rằng tôi có thể. Tôi nghĩ vẽ chỉ như một đứa trẻ năm tuổi”.[viii]
Trong những năm 1930 và 1940, Leaf thường xuyên cộng tác với Tạp chí Hoa Kỳ, ông chuyên viết cho mục giới thiệu những câu chuyện hay nhất thế giới chỉ ngắn gọn trong một trang, giới thiệu các cuốn sách kinh điển của thế giới như Ivanhoe, Robinson Crusoe, Romeo và Juliet và nhiều cuốn sách khác.[ix]
Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Leaf nhập ngũ, chiến đấu trong hàng ngũ Đồng minh. [x]Leaf đã xuất bản hơn năm mươi cuốn sách, hầu hết là tác giả và họa sĩ minh họa, và nhiều cuốn vẫn còn được in và đọc rộng rãi cho đến ngày nay.[xi]
Ông qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 71 tại nhà riêng ở ngoại ô Garrett Park, Maryland vào ngày 21 tháng 12 năm 1976. [xii]
Cây gậy chơi bóng của Leaf khi ông học ở Đại học Maryland đã được tặng làm biểu tượng chiến thắng luân phiên giữa trường trung học Ann Arbor Pioneer và Ann Arbor Skyline, cây gậy luôn được trao cho người chiến thắng sau mỗi trận đấu.[xiii]
Tên tuổi và hỉnh ảnh của Leaf được tôn vinh trong Đại Sảnh Danh vọng dành cho Cựu sinh viên Đại học Maryland. Nhiều cuốn sách của ông đã được in trở lại trong những năm gần đây, trong đó có ngoài cuốn Câu chuyện về Ferdinand, còn có cuốn Đọc Sách Thật Vui, Sáu Bí Quyết Để Trở Thành Đứa Trẻ Tuyệt Vời, Học Cách Cư Xử Thật Vui, đã được Nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền và giới thiệu đến các bạn đọc Việt Nam.
Nhà soạn nhạc người Anh Alan Ridout đã đặt Câu chuyện về Ferdinand thành âm nhạc. Một phiên bản bằng tiếng Pháp, được phát hành trên Analekta (AN2 8741–2), là Solo của Angèle Dubeau, do Pierre Lebeau thuật lại.
Năm 1998, Minnesota Orchestra đã ủy quyền cho Alice Gomez viết hai tác phẩm dựa trên Câu chuyện về Ferdinand. Được sáng tác theo phong cách Tây Ban Nha, El Piquete de Abeja (Bee Sting) và Habanera de Ferdinand tạo nên bộ lấy cảm hứng từ Ferdinand. Những tác phẩm này đã được thu âm vào năm 2008 bởi Michigan Philharmonic.
[iii]http://dla.library.upenn.edu/cocoon/dla/pacscl/ead.html?fq=repository_facet%3A%22Free%20Library%20of%20Philadelphia%3A%20Rare%20Book%20Department%22&id=PACSCL_FLP_rbd0006&
[v]http://dla.library.upenn.edu/cocoon/dla/pacscl/ead.html?fq=repository_facet%3A%22Free%20Library%20of%20Philadelphia%3A%20Rare%20Book%20Department%22&id=PACSCL_FLP_rbd0006&
[viii]http://dla.library.upenn.edu/cocoon/dla/pacscl/ead.html?fq=repository_facet%3A%22Free%20Library%20of%20Philadelphia%3A%20Rare%20Book%20Department%22&id=PACSCL_FLP_rbd0006&