Cảo thơm lần giở - Quyển 2
“Vào tuổi một trăm, Hữu Ngọc muốn nhìn lại và suy ngẫm về đời mình, cuộc đời và xã hội qua lăng kính tư duy của những trí tuệ uyên thâm trên thế giới. Cuộc hành hương tinh thần này là tiền đề và nội dung Cảo thơm lần giở.
Ông giới thiệu cuộc đời và tư duy của hơn 180 danh nhân Đông - Tây, từ xưa đến nay, thuộc mọi lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa, triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức học, xã hội học, sử học, tâm lí học, chính trị học... Bức phác họa hoành tráng ấy nêu lên những tư tưởng, học thuyết và khuynh hướng chủ yếu của các nền văn hóa thế giới qua những đại diện tiêu biểu, bao gồm: những giáo chủ như Phật Thích Ca, Chúa Jésus, tiên tri Muhammad, những triết gia như Khổng Tử, Sokrates, Hegel, Sartre... Những nhà khoa học như Darwin, Einstein, những nhà văn, nhà thơ như Shakespeare, Cesvantes, Dante, Goethe, Dostoyevsky, Lỗ Tấn, Tagor, Molière... Những chính khách như Kennedy, Mandela, Obama... Những nhà chiến lược quân sự như Tôn Tử, Machiavelli... Những nghệ sĩ như Leona de Vinci, Picasso, Guitry... Về phần Việt Nam có ba vị được tổ chức thế giới UNESCO công nhận: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh.
Mỗi danh nhân được giới thiệu dưới hai góc độ: cuộc đời và những danh ngôn thể hiện tư tưởng của nhân vật. Các vị được xếp theo thứ tự ABC, khiến cho cuốn sách mang dáng dấp một từ điển. Thực ra đây không phải là một từ điển theo đúng quy tắc, vì nó không mang tính khách quan khoa học của một tác phẩm kinh điển. Có thể coi đó là một tập kí đậm màu sắc cá nhân. Trước hết, tuy lựa chọn các nhân vật là những danh nhân tiêu biểu, nhưng do sở thích cá nhân và thời gian nghiên cứu hạn chế của tác giả, một số vị quan trọng đã vắng mặt. Tác giả hi vọng, đến lần tái bản sẽ bổ sung một số vị quan trọng, nhẽ ra có mặt ở lần xuất bản này. Tùy hứng chi phối độ dài ngắn của mỗi chân dung. Hàng nghìn danh ngôn được trích, đề cập đến những quan niệm khác nhau về thế giới quan và nhân sinh quan.
…Xin mời bạn đọc cùng Hữu Ngọc thực hiện một chuyến lãng du văn hóa qua thời gian và không gian, để tìm con người muôn thuở.”
(Nữ nhà văn Mĩ Lady Borton)
Nhà văn hóa Hữu Ngọc tự bạch: “Cuộc hành hương tìm về quá khứ của bản thân tác giả đã đem lại cho tác giả chút bình thản để hồi tưởng những chuyện riêng tư và cả những sự kiện quốc gia và quốc tế đương thời… Trong quá trình hồi tưởng, tác giả luôn băn khoăn về ý nghĩa các sự việc đã qua, rồi từ đó suy ngẫm về ý nghĩa đời người và phận người… Cuộc hành hương của tác giả rẽ sang ngả khác: qua thư tịch, đi “gõ cửa” các danh nhân thế giới để tìm những giải đáp cho câu hỏi trên. Thành quả “tầm sư” ấy là cuốn sách này.”
Lời khen ngợi:
“Từ trước đến nay, tôi chưa từng gặp người bắc cầu giữa các nền văn hóa như ông Hữu Ngọc - cắm rễ sâu vào văn hóa Việt Nam, một con người quốc gia chân chính, rất tế nhị khi thâu nhận những nền văn hóa khác.” - Đại sứ Thụy Điển BORJE LUNGGREN - (Trích diễn văn tại buổi lễ gắn Huân chương Bắc Đẩu tại Đại sứ quán Thụy Điển, ngày 6 tháng 6 năm 1997)
“Tôi có những người bạn và cộng tác viên tài giỏi, tận tâm, đứng hàng đầu là anh Hữu Ngọc, con người uyên bác, vừa có tri thức vừa có tâm.” - Bác sĩ NGUYỄN KHẮC VIỆN (Trích diễn văn tại buổi lễ nhận Giải thưởng Lớn của Viện Hàn lâm Pháp, năm 1992)
“Nếu có một nhà trí thức nào, một nhà văn nào xứng đáng nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm này, thì đó là ông Hữu Ngọc, nhà văn hóa, nhân văn lớn.” - Đại sứ Pháp CLAUDE BLANCHEMAISON (Trích diễn văn tại buổi lễ gắn Huân chương Cành cọ Hàn lâm ngày 14 tháng 2 năm 1992)
“Ông Hữu Ngọc là một trong những học giả xuất sắc của Việt Nam. Ở ông, tôi xin chào không những một kí ức không bao giờ cạn, mà cả một con người có vốn văn hóa tế nhị, hình ảnh của Việt Nam.” - Bộ trưởng Bộ Quan hệ quốc tế về khối Pháp ngữ của Quebec, Canada SYLVAIN (Lễ ra mắt cuốn Phác thảo chân dung Hà Nội do Québec tài trợ, ngày 6 tháng 11 năm 1997)
Về tác giả:
Nhà văn hóa HỮU NGỌC sinh ngày 22 tháng 12 năm 1918 tại Hà Nội.
Trong suốt cuộc đời lao động chữ nghĩa miệt mài của mình, ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá:
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Hai Huân chương Độc lập
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Huân chương Chiến công
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Pháp)
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Huân chương Bắc Đẩu (Thụy Điển)
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải Mot d’or (Pháp)
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải Vàng Sách Việt Nam 2006
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải Đồng Sách Việt Nam 2015
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải thưởng Quốc gia Sách Việt Nam 2017
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải GADIF 2008 của Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và các Tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải Nhất toàn quốc 2015 về Thông tin Đối ngoạinbsp;
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2017
nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp; nbsp;•nbsp;nbsp; nbsp;Cuốn Việt Nam: Tradition and Change (NXB Đại học Ohio, 2017) được tổ chức Mĩ CHANCE (chuyên giới thiệu sách quốc tế) xếp hạng ưu - 4 sao