Tác giả tác phẩm
Thông qua sáng tác, vận động sáng tác và các hình thức khác
Để có được sự cộng tác, giúp đỡ, đóng góp quý báu của các tác giả, dịch giả, công tác cộng tác viên luôn được Nhà xuất bản đặc biệt coi trọng. Ngay từ những tác giả đầu tiên là những nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ hàng đầu của đất nước, trải qua từng giai đoạn phát triển, Nhà xuất bản Kim Đồng luôn thu hút được những cây bút tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi. Về phần mình, Nhà xuất bản cũng luôn nỗ lực hết mình để xứng đáng với niềm tin yêu đó, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các cộng tác viên có cơ hội đến với mình: tổ chức các cuộc thi viết, các đợt vận động sáng tác, các chuyến đi thực tế, mở các lớp tập huấn, đào tạo kĩ năng viết, vẽ cho thiếu nhi… Không chỉ những cuốn sách được in ra, những giải thưởng được trao tặng, những khoản hỗ trợ kinh phí hết sức thiết thực đối với những người làm công tác sáng tạo, mà chính những lời mời gọi chân thành, ý thức "cầu hiền" tha thiết, những lời tra đổi đầy trách nhiệm về bản thảo, những nụ cười tỏa rạng chia vui với tác giả, dịch giả khi đứa con tinh thần của họ ra đời,.. - tất cả đã làm nên một thứ "văn hóa Kim Đồng" để nhiều cộng tác viên coi việc đến với Nhà xuất bản như trở về ngôi nhà chung Kim Đồng.
(Yên Sở là nơi Nhà xuất bản Kim Đồng sơ tán thời chống Mĩ.)
Khi mới thành lập, Nhà xuất bản Kim Đồng chỉ có một nhóm tác giả ít ỏi, sau 30 năm đã tập hợp được hơn 300 cộng tác viên là những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, các nhà khoa học, giáo dục, các nhà dịch thuật, nghiên cứu và khá nhiều người viết nghiệp dư.
Vì mầm non Xã hội Chủ nghĩa phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
92 tác phẩm tốt được xuất bản trong những năm 1977 - 1980.
Bao gồm 30 nhà văn nghệ sĩ có tên tuổi như Đoàn Giỏi, Hà Ân, Hoàng Nguyên Cát, Ngô Bích San…
Khẳng định vai trò trung tâm của Nhà xuất bản Kim Đồng trong việc tập hợp và xây dựng đội ngũ những người sáng tác cho thiếu nhi.
Chào mừng 40 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam phát động.
Tặng thưởng đặc biệt:
Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng.
Giải Nhì: Cát cháy của Thanh Quế và
Những tấm lòng yêu thương của Hoàng Bình Trọng
(không có giải Nhất).
Tặng phẩm loại 1 và loại 2 là những chiếc xe đạp Hoàn Kiếm (giá 2.100đ) và Hà Nội (giá 1.600đ) cho các tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Hà Ân, Xuân Sách, Đoàn Giỏi, Trần Đăng Khoa, họa sĩ TạThúc Bình, Nguyễn Bích, Trương Qua, Ngô Mạnh Lân, Mai Long, Huy Toàn.
Phần văn: Giải A
Lý Lan - Tập truyện
Ngôi nhà trong cỏ.
Xuân Quỳnh - Tập truyện
Bến tàu trong thành phố.
Đỗ Kim Tỉnh - Tập truyện
Ông già Đá và cô bé Bầu.
Phần thơ: Giải A
Đặng Hấn - Tập thơ Cầu chữ Y.
Giải A: Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng và Tuổi thơ im lặng của Duy Khán.
Giải Nhất truyện ngắn: Lá nhung và lá xanh của Trần Thị Phương Trinh.
Giải Nhì truyện tranh:
Chùm tác phẩm Bong bóng cầu vồng, Hoàng tử tuyết và công chúa
Kem của Dương Ngọc Tú Quỳnh
(Không có giải Nhất ).
Giải Nhất truyện ngắn: Thầy lang hai mặt của Nguyễn Thị Bích Nga.
Giải Nhì truyện tranh: Một ngày kì lạ của Phạm Hoàng Giang và Phùng Thị Xuân (Không có giải Nhất).
Giải Nhất truyện ngắn: Vương quốc tàn lụi của Trần Đức Tiến.
Giải Nhất truyện tranh: Mùa nước ngập của Phạm Hoàng Giang.
Giải Nhất truyện ngắn: Chuyện kể bốn mùa của Nguyên Hương; Chùm tác phẩm: Đàn vịt bơi qua sông và Tiếng hót con chim đen của Trương Tiếp Trương.
Giải Nhất truyện tranh: Đảo hay Chuyến phiêu lưu kì lạ trên lưng cá voi của Đỗ Thái Thanh.
Giải Nhất truyện ngắn: Vỏ ốc diệu kì của Vũ Hương Nam.
Giải Nhất truyện tranh: Chú nhện bị lãng quên của Vũ Thị Thùy Dung.
Giải Nhất truyện ngắn: Bộ ba hoàn hảo của Ngọc Linh.
Giải Nhì truyện tranh: Mặt trời ơi! Mặt trời ơi! của Vũ Thị Thùy Dung;
Sâu róm nhỏ tìm mẹ của Phạm Diệu Ngọc
(không có giải Nhất ).
Giải Nhất truyện ngắn: Con ma da sau vườn của Nguyễn Ngọc Hoài Nam.
Giải Nhì truyện tranh: Chiếc răng sâu của Anak của Duy Tự; Chiếc đèn của Thỏ của Khoa Lê (không có giải Nhất ).
Giải Nhất truyện ngắn: Hoàng tử Rơm của Nguyễn Thị Kim Hòa.
Giải Nhất truyện tranh: Người bạn tuyệt vời của Tạ Lan Hạnh.
Hành trình 10 năm với 8 cuộc vận động sáng tác hơn 400 tác phẩm tham gia, hơn 100 tác phẩm được giải thưởng, hơn 80 cuốn sách được in trong khuôn khổ dự án, hơn 30 cây bút được đào tạo kĩ năng mới, thành lập 16 câu lạc bộ đọc sách với hơn 40 cuộc giao lưu và các chuyến tàu kể chuyện,...