Lớn rồi hết sợ
- ISBN: 978-604-2-27082-3
- Tác giả: Hồ Anh Thái
- Đối tượng: Thiếu niên (11 – 15)
Tuổi mới lớn (15 – 18)
Tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi) - Khuôn Khổ: 14x22,5 cm
- Số trang: 260
- Định dạng: bìa mềm
- Trọng lượng: 315 gram
Chất lượng sản phẩm đạt từ 95% trở lên
“Trong cuốn sách này, tôi chia sẻ một ít kỉ niệm đã xa, ngoảnh lại nhìn qua màn sương ký ức để thấy lại mình thời thơ bé. Khi còn nhỏ, tôi từng sợ rất nhiều thứ, nhưng tôi lớn lên không còn sợ đám đông, không sợ bóng tối, không còn sợ độ cao.” – Nhà văn Hồ Anh Thái.
“Cuốn sách tái hiện quãng đời từ lúc niên thiếu cho đến khi trưởng thành của nhà văn. Tất cả đều được nhà văn kể bằng một giọng văn dí dỏm và hài hước. Khác với văn phong sâu lắng, giàu triết lý, pha chút giễu nhại mà người đọc vẫn quen thuộc lâu nay ở Hồ Anh Thái.” - news.zing.vn
“Đọc mấy trang rồi gấp sách lại, ngẩn ngơ một lát. Rồi lại đọc tiếp. Và một mình thú vị một mình. Chuyện của Hồ Anh Thái, kém tôi đến hai giáp mà sao đọc xong lại rưng rưng đến ứa nước mắt. Mà sao lại thấy hiển hiện lên tất cả những gì mình đã trải qua, tất cả những gì một con người đã trải qua, tinh tế và thiết tha quá.” - Nhà văn MA VĂN KHÁNG
“Hồ Anh Thái là người viết hồi ký thông minh, biết kể như thế nào là đủ. Nhà văn đã dùng chính ngòi bút của mình để kể chuyện đời mình, bằng một giọng văn trong trẻo, hồn nhiên và dí dỏm.” Nhà phê bình văn học NGUYỄN THỊ MINH THÁI
Nhà văn HỒ ANH THÁI đã xuất bản gần năm mươi cuốn sách thuộc nhiều thể loại, sách đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng, ấn hành ở nhiều nước. Tham dự nhiều sự kiện nhà văn quốc tế và ngồi sáng tác ở các trại viết nước ngoài. Được bầu là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ.
Nhà ngoại giao, từng đi qua nhiều lục địa, được bổ nhiệm công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại một số nước.nbsp;
Thỉnh giảng ở Đại học Washington và nhiều đại học nước ngoài.
“Người đọc thấy một Hồ Anh Thái vừa quen vừa lạ. Quen ở tầm văn hóa và giọng điệu trào lộng vốn là một thế mạnh của nhà văn. Lạ ở cuốn sách này khi gặp một Hồ Anh Thái trong sáng, dễ thương với những hồi ức về gia đình và tuổi thơ, qua đôi mắt của một người để dựng lại không khí của cả một thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn nhưng cũng rất đẹp và đáng yêu, đáng nhớ.” Nhà nghiên cứu văn học LƯU KHÁNH THƠ
nbsp;