cart.general.title
Rudyard Kipling

Rudyard Kipling

Rudyard Kipling, tên đầy đủ là Joseph Rudyard Kipling, ông sinh ngày 30 tháng 12 năm 1865, tại Bombay (nay là Mumbai), Ấn Độ, qua đời ngày 18 tháng 1 năm 1936, tại Luân Đôn, Anh quốc.

Rudyard Kipling là một trong những nhà thơ và người kể chuyện cuối thời Victoria nổi tiếng nhất, là một nhà văn có tài năng phi thường, người đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại. [i] Ông là nhà văn, nhà thơ người Anh được độc giả Việt Nam cũng như trên thế giới nhớ và yêu mến đến ngày nay, ngoài các tác phẩm kinh điển, còn nhờ những câu chuyện của ông viết dành cho trẻ em. Ông nhận giải Nobel Văn học năm 1907. [ii]

Đặc biệt, trong các tác phẩm dành cho trẻ em của Kipling, trên hết là cuốn tiểu thuyết The Jungle Book, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1894, vẫn là một phần của văn hóa đại chúng qua nhiều phiên bản điện ảnh được thực hiện và làm lại từ những năm 1960. [iii]

Cha của Kipling, John Lockwood Kipling, là một nghệ sĩ và học giả có ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp của con trai. Ông là người quản lý Bảo tàng Lahore và được mô tả là chủ trì “ngôi nhà kỳ diệu” này trong chương đầu tiên của Kim, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Rudyard. [iv]

Mẹ của ông là Alice Macdonald, hai trong số các chị em gái của bà kết hôn với các họa sĩ rất thành công của thế kỷ 19 là Sir Edward Burne-Jones và Sir Edward Poynter, còn người thứ ba kết hôn với Alfred Baldwin và trở thành mẹ của Stanley Baldwin, sau này là thủ tướng Anh. Những mối quan hệ bên đằng ngoại sau này có tầm quan trọng suốt đời với Kipling. [v]

Kipling đã trải qua những năm đầu đời mình ở Ấn Độ, sau này, ông vẫn nhớ về tiểu lục địa như một thiên đường. “Ấn tượng đầu tiên của tôi,” ông ấy viết trong cuốn tự truyện Something of Myself  “là về bình minh, khi ánh sáng bừng lên, những sắc màu tỏa rạng, hoa trái vàng mọng và tím biếc đu đưa ngang vai tôi.” [vi]

Những tháng ngày tươi đẹp sớm úa tàn, vào năm 1871, cha mẹ gửi ông và chị gái Beatrice - được gọi là "Trix" – về Anh quốc, một phần để tránh các vấn đề về sức khỏe, nhưng cũng để bọn trẻ có thể bắt đầu đi học. Hai chị em Kipling được gửi đến ở cùng với góa phụ của một thuyền trưởng Hải quân già tên là Holloway tại một ngôi nhà trọ tên là Lorne Lodge ở Southsea, ngoại ô Portsmouth. Kipling và Trix gọi nơi đó là “Ngôi nhà của sự hoang tàn”. [vii] Nỗi ám ảnh về nơi chốn ấy ông đã mô tả trong truyện “Baa Baa, Black Sheep” (1888). [viii]

Nhưng những năm từ 1871 cho đến 1877 mới là những năm thực sự khốn khổ đối với Kipling. Mary A. O’Toole viết trong Từ điển Tiểu sử Văn học “Ngoài cảm giác hoang mang và bị bỏ rơi, Kipling đã phải chịu đựng sự hành hạ của cả chủ nhà và con trai của bà ta”. Chịu áp lực khủng khiếp về tâm lý, Kipling trở thành một đứa trẻ hung hãn. Cậu bé từng đi dọc theo con đường làng mà hét lên từng chặp: "Tránh đường, tránh đường, Ruddy này đang nổi điên đây!". Trong Something of Myself, Kipling kể về những hình phạt vượt xa các biện pháp nên dùng để dạy bảo một đứa trẻ. “Tôi chưa bao giờ nghe nói về Địa ngục,” ông viết, “vì vậy tôi đã được giới thiệu về nó khi sống trong sự kinh hoàng của nó… Bản thân tôi, tôi thường xuyên bị đánh đập.” Một lần, cậu bé Ruddy đã vứt bỏ cuốn học bạ có điểm xấu chứ không dám mang nó về nhà, “Tôi đã bị đánh đập tàn tệ, bị dong đến trường qua các đường phố ở Southsea với tấm biển “Thằng nói dối” phải đeo trước ngực.” [ix]

Cuối cùng, Kipling bị suy nhược thần kinh. Một lần khám bệnh cho thấy cậu rất cần đeo kính - điều này giúp giải thích kết quả học tập kém cỏi của cậu ở trường - và mẹ cậu bé trở về từ Ấn Độ để chăm sóc cho cậu. [x]

 

Tác phẩm của Rudyard Kipling

KIM (Kỉ niệm 65 năm NXB Kim Đồng)
-10%
Chuyện rừng xanh
-10%
Hết hàng
49,500₫ 55,000₫