cart.general.title
Trung tướng Phạm Hồng Cư

Trung tướng Phạm Hồng Cư

Trung tướng Phạm Hồng Cư, tên khai sinh là Lê Đỗ Nguyên, [i] ông sinh ngày 11 tháng 2 năm 1926, quê ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, nay là phường Đông Cương, Thành phố Thanh Hóa ​[ii]. Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 2021, tại quận Ba Đình, Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; cán bộ tiền khởi nghĩa; nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; … [iii]  

Ông sinh ra trong một gia đình yêu văn chương, hiếu học, là con thứ hai trong tám anh chị em. Mẹ ông, tên khai sinh là Đái Thị Ngọc Chất, giỏi cả Hán ngữ và Pháp ngữ, đam mê thơ phú, thuộc nhiều tác phẩm văn học cổ như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc …[iv] bà là con gái ông Đái Xuân Quảng – vốn là một cử nhân Hán học, từng làm tham tri huyện. [v]

Cha của ông là Lê Đỗ Kỳ, từng là Chánh thanh tra Đông Dương về canh nông. [vi]  

Gia đình ông có mở một hiệu sách nhỏ tên là Hòa Yên. Mẹ ông, yêu văn chương, hiền lành, tốt bụng, thường rộng rãi với những người học trò nghèo đến đọc nhờ sách, trong đó có cậu học trò nghèo học giỏi và cương trực, sau này là nhà thơ Hữu Loan. [vii]

Bà quý người ham học, nên đã bàn với chồng mời cậu học trò Hữu Loan đã tốt nghiệp Trung học về làm gia sư cho những người con của mình, lúc đó đang học tiểu học. Trong đó có người con cả là Lê Đỗ Khôi, sau này hy sinh anh dũng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; [viii] người con thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, sau này là Trung tướng Phạm Hồng Cư; người con thứ ba là Lê Đỗ An, sau là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên, đổi tên thành Nguyễn Tiên Phong, từng là Phó trưởng ban Dân vận Trung ương Đảng; và người con thứ tư, cô con gái Lê Đỗ Thị Ninh [ix] sau này lớn lên trở thành vợ của nhà thơ Hữu Loan, là “nàng” trong áng thơ tình bất hủ Màu Tím Hoa Sim.

Chính nhà thơ Hữu Loan đã truyền cho cậu bé Lê Đỗ Nguyên tình yêu văn học. [x]

***

Học xong tiểu học, Lê Đỗ Nguyên và các anh em trai đều lên học trường Bưởi ở Hà Nội, cùng tham gia cách mạng. Khi là học sinh trường Bưởi, tham gia các hoạt động yêu nước tại nhà trường, ông bị thực dân Pháp bắt, giam tại xà lim Thanh Hóa. [xi]

Đầu năm 1945, ông trốn khỏi nhà giam và tiếp tục hoạt động cách mạng trong Tiểu đội Phạm Hồng Thái tại Hà Nội. [xii] Ông từng kể lại “Đi bộ đội, tôi vào Tiểu đội mang tên Phạm Hồng Thái, cả tiểu đội đổi họ thành Phạm Hồng, tôi đổi tên từ đó.” [xiii]

Như vậy, Phạm Hồng Cư nhập ngũ vào tháng 9 năm 1945 [xiv], năm mới 19 tuổi. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 8 năm 1946, ông là Trung đội trưởng Tự vệ chiến đấu cứu quốc Thành Hoàng Diệu (Hà Nội). [xv] Đây là đơn vị bộ đội địa phương đầu tiên của Hà Nội) do Thành ủy thành lập sau Cách mạng tháng 8. [xvi] Nhiệm vụ của đội là bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng và Mặt trận Việt Minh ở cấp TƯ. Vừa thành lập được vài ngày, đội của ông được giao trọng trách bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình - nơi Chính phủ lâm thời ra mắt và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. [xvii]  Ngày 2 tháng 9 năm 1945,  ông cùng đồng đội đã giơ tay thề giữ vững nền tự do và độc lập của dân tộc vừa giành được. Từ đó, ông mang trong mình lời thề độc lập đi suốt 30 năm, trải qua hai cuộc kháng chiến. [xviii]

***

Từ tháng 9 năm 1946 đến tháng 1 năm 1947, ông là Thư ký Văn phòng Quân ủy hội; Ban chấp hành Thiếu niên Tiền phong. [xix] Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản ��ông Dương tháng 2 năm 1947. [xx] Từ năm 1947, ông là Chính trị viên của Tiểu đoàn Bình Ca, Trung đoàn Thủ đô, nay là Trung đoàn 102, Sư đoàn 308. [xxi] Ông từng tâm sự “Tôi đi bộ đội năm 1946, rồi tham gia Chiến dịch Việt Bắc 1947, đánh thắng trận Bình Ca. Khi ấy tôi là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca.” [xxii]

Trung tướng Phạm Hồng Cư có nhiều ấn tượng và xúc động mạnh mẽ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có những mệnh lệnh của Đại tướng, với ông không còn đơn  thuần là mệnh lệnh nữa. Nó đã trở thành lời hịch của Tổ quốc thân yêu. [xxiii]

Ông từng kể lại “Lần thứ nhất, chiến dịch Việt Bắc năm 1947, khi đó giặc Pháp nhảy dù vào, dùng hai gọng kìm để tiêu diệt ở ATK. Lúc ấy, tiểu đoàn của tôi là tiểu đoàn Bình Ca có nhiệm vụ trấn giữ phía Tây của an toàn khu, của Thủ đô gió ngàn. Một hôm, buổi trưa, có một chiến sỹ đi ngựa đến, cứ ngồi trên ngựa và gọi rất to: “Chính trị Phạm Hồng Cư, ra nhận lệnh”. [xxiv] Và người chiến sỹ đưa cho tôi một phong bì. Mở ra, đó là mệnh lệnh viết tay. Đọc chữ ký ở dưới là Văn, tôi đã rất xúc động. Nhưng câu “Tiểu đoàn Bình Ca sống chết với con đường Thái Nguyên” dường như lúc này không phải là mệnh lệnh quân sự nữa. Nó là một lời hịch.

Tôi đã bàn với anh Vũ Phương là anh đi kiểm tra trận địa, tôi đi kiểm tra bộ đội, động viên tinh thần anh em. Tới các lán, các anh em nằm la liệt, đắp chăn run cầm cập.  Vì họ sống ở Thủ đô, lên chiến khu bị sốt rét hết. [xxv]

Khi tôi nói to: “Chú ý, nghe lệnh của anh Văn”. Tất cả đều ngồi dậy, tung chăn. Tôi đọc mệnh lệnh. Đọc xong, các chiến sỹ, cứ thế đứng dậy hết, run lẩy bẩy, cầm súng đi ra trận địa. Từ hôm đó, đã xuất hiện tứ thơ của Chính Hữu:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Ngồi cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”,

Tác phẩm của Trung tướng Phạm Hồng Cư

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ
-30%
Hết hàng