cart.general.title

Ghi lại những câu mình mắng con khiến mẹ 'hạ hỏa' triệt để

Đứa con bị trầm cảm vì suốt ngày phải nghe những lời mắng chửi từ mẹ. Thực hiện lời khuyên của chuyên gia là ghi lại những câu mắng con mỗi ngày, người mẹ đã nhận được cái kết đẹp.

Con trai của người mẹ này bỏ học khi đang học lớp 4. Chị kể rằng chị rất hay mắng con và lần nào chị cũng có cảm giác “mình hơi quá lời” nhưng không sao kiềm chế được.

Sau khi nghe chuyện của người mẹ và nói chuyện với cậu bé kia, chuyên gia tâm lý Urako Kanamori nhận thấy, cậu bé đang bị trầm cảm. Mỗi khi ở bên mẹ, cậu luôn quan sát mẹ và mất bình tĩnh khi không có mẹ bên cạnh. 

Sau đó, chuyên gia khuyên người mẹ hãy ghi lại những câu thường mắng con mỗi ngày. Và sau một khoảng thời gian, tình hình đã được cải thiện rất nhiều. Nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt của cả hai mẹ con.

Việc ghi lại những điều mình đã nói giúp người mẹ có cơ hội nhìn lại bản thân mình, và có nhận thức đúng đắn hơn trong cách giao tiếp với con thay vì nói năng một cách mất kiểm soát như trước.

Nhiều cha mẹ dù biết mình quá lời nhưng không bỏ được thói quen mắng con. Ảnh minh họa

Chuyên gia tâm lý Urako Kanamori cũng chính tác giả cuốn sách “90% trẻ thông minh nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ”.

Giống như bà mẹ ở trên, nhiều cha mẹ Việt thường có thói quen nói năng bừa bãi trước mặt trẻ khi chúng còn nhỏ bởi cha mẹ luôn nghĩ trẻ còn bé quá sẽ không hiểu gì, không biết gì. Nhưng kì thực những lời nói ấy đều rất ảnh hưởng đến trẻ, lâu ngày sẽ tạo nên những ám ảnh khiến trẻ sợ hãi.

Có một việc cha mẹ Việt rất hay mắc phải là áp đặt suy nghĩ của mình lên con, dùng những lời nói mệnh lệnh, phải làm điều này, phải làm điều kia, khiến trẻ rất dễ phản kháng. 

Hoặc cha mẹ cũng thường hay lấy hình ảnh con hàng xóm để làm tấm gương và so sánh con mình vào đó, nói với con những câu như “con làm thế là bôi tro trát chấu vào mặt mẹ đấy”, hay “vì con mà mẹ toàn phải chịu xấu mặt thôi”... lâu dần sẽ khiến trẻ tự ti, xem mình thật là vô dụng. Con sẽ lớn lên trong mặc cảm, bởi cha mẹ không yêu thương, thì với chúng xã hội bên ngoài lại càng đáng sợ. Chúng sẽ co mình lại.

Thế nên, cha mẹ hãy thận trọng mỗi khi sử dụng ngôn ngữ với con. Cha mẹ có thể sử dụng cách như thử ghi ra danh sách những câu nói nặng lời, thường hay nói như là “phải nói bao nhiêu lần nữa đây”; “ trật tự nào”, “con có dọn hay không”; “ thôi ngay”, “mẹ ghét đứa nào như thế lắm”... Nhiều người mẹ khi đã thử ghi lại những điều hay nói với con, khi xem lại, họ đã bị sốc với chính mình.

Việc khéo léo trong cách giao tiếp của cha mẹ là một điều rất quan trọng thúc đẩy sự tự tin của trẻ.

Cha mẹ thường sẽ hay nói những câu như “Con đang làm gì đấy? Không được! Nào, đưa đây cho mẹ” khi thấy con định làm việc gì đó (ví dụ như khi con định thái rau giúp mẹ, hay đang làm bài tập toán về nhà).

Lời nói “cấm đoán” của cha mẹ sẽ khiến con cảm thấy tự ti, không còn muốn nỗ lực nữa. Thay vì nói những lời cắt đứt sự cố gắng của con, cha mẹ có thể nói “Giỏi quá! Con tự làm được à”; hay “Mẹ làm cùng nhé”, sẽ khích lệ con rất nhiều, khiến con tự tin hơn bởi dù con có làm việc đó chưa tốt hay sai sót nó vẫn là những trải nghiệm giúp cho con phát triển. 

“90% trẻ thông mình nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ”, là cuốn sách cần thiết cho các bậc làm cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, không những giúp con phát triển trí thông minh mà còn giúp bồi dưỡng tâm hồn con trẻ, giúp con phát triển một cách toàn diện hơn.

Tác giả Urako Kanamori (Nhật Bản), là một bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên viên liệu pháp nghệ thuật, đã sưởi ẩm và hồi sinh những tâm hồn cằn cỗi thông qua biện pháp tư vấn tâm lý, rèn luyện tự điều trị, tập hít thở và khí công… Bà đã xuất bản nhiều tác phẩm như: “Những câu cửa miệng của mẹ dồn ép con”; “Người mẹ dạy con hư”; “Mắng ít khen nhiều”; “Cách nuôi dạy anh em cho tốt”; “Cách điều tiết sự bực tức của trẻ”; “Nuôi dạy con trai”…

Theo: phunuvietnam.vn